Để sản phẩm của bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng và bán được ra thị trường với số lượng lớn thì việc có một chiến lược bán sản phẩm là điều hết sức cần thiết. Kế hoạch bán sản phẩm được coi như là chìa khóa chiến lược giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu và thực hiện hóa mục tiêu kinh doanh của mình. Kế hoạch bán sản phẩm là tài liệu có tính chiến lược sống còn, giúp doanh nghiệp xác định rõ các mục tiêu kinh doanh cũng như cách thức thực hiện để bán hàng hiệu quả và đạt được các mục tiêu đó.
Bạn đang xem: Xây dựng kế hoạch bán hàng cho 1 sản phẩm
Một bản kế hoạch bán sản phẩm cần đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cần thiết để định hướng cho các nhân viên làm việc, cũng nhờ vào bản kế hoạch bán sản phẩm các nhà quản lý có thể dễ dàng quản lý các sản phẩm của mình. Vậy, một bản kế hoạch bán sản phẩm như thế nào sẽ được coi là đầy đủ, chi tiết để phục vụ được ở trong doanh nghiệp, hãy cùng chotsale.com.vn đi tìm hiểu nhé.
Bước 1: Xác định mục tiêu bán sản phẩm trong kế hoạch bán sản phẩm
Bước 2: Hiểu về sản phẩm của mình
Bước 3: Xây dựng chân dung khách hàng
Bước 4: Nghiên cứu thị trường
Bước 5: Hoạch định chiến lược và hành động
Bước 6: Triển khai kế hoạch
Bước 7: Theo dõi, giám sát kế hoạch
Bước 1: Xác định mục tiêu bán sản phẩm trong kế hoạch bán sản phẩm
Xác định mục tiêu bán hàng là mấu chốt quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch bán sản phẩm. Bạn cần phải hiểu được việc bạn lập kế hoạch bán sản phẩm nhằm mục đích nào? Vì doanh thu, lợi nhuận, thời gian hoàn thành kế hoạch, số lượng sản phẩm bán ra,… .
Có một mục tiêu cụ thể thì trong kế hoạch thì việc đánh giá các công việc trong bản kế hoạch có hoàn thành tốt hay không sẽ dễ dàng hơn. Trong quy trình xác định mục tiêu bán sản phẩm doanh nghiệp có thể tham khảo dựa trên quy tắc SMART:
- S – Specific: Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
- M – Measurable: Đo đếm được
- A – Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình
- R – Realistic: Thực tế, không viển vông
- T – Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu

Xác định mục tiêu trong lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm là bước quan trọng nhất
Tiếp theo cũng là một công việc rất quan trọng không chỉ đối với những người lập kế hoạch bán sản phẩm mà còn đối với tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Bạn cần phải hiểu được sản phẩm mà mình đang bán là gì thì mới có thể lên kế hoạch tiêu thụ nó.
Khi bạn hiểu về sản phẩm mà mình đang bán, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch về việc đưa nó tiếp cận đối với nhiều khách hàng hơn, có những chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm. Hiểu được về sản phẩm bạn mới có thể biết được nguyên nhân, lý do tại sao sản phẩm lại có thể bán chạy hoặc không chạy.
Việc xây dựng chân dung khách hàng chính là việc doanh nghiệp phân tích các đối tượng khách hàng của mình thông qua những nhân tố như:
- Nhân khẩu học
- Địa lý
- Khả năng tài chính
- Sở thích, thói quen
- Hành vi mua sắm
Sau khi đã phác thảo được chân dung khách hàng thì việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là chia các khách hàng ra thành những nhóm khách hàng có điểm tương đồng. Việc phân chia khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những kế hoạch bán sản phẩm sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, quyết định được phân khúc thị trường, dòng sản phẩm cũng như đầu tư phù hợp với cho kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể phân nhóm các khách hàng thành những nhóm khách hàng như:
- Khách hàng tiềm năng
- Khách hàng thân thiết
- Khách hàng có giá trị nhỏ
- Khách hàng tiêu cực

Doanh nghiệp nên chia khách hàng thành những nhóm có tính tương đồng
Bước thứ 4 trong 7 bước lập kế hoạch bán sản phẩm đó chính là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc bạn nghiên cứu về sản phẩm của mình trên thị trường đang có những mặt thuận lợi và không thuận lợi nào. Ví dụ như sản phẩm trên thị trường đang được ưa chuộng bởi những ai? Sản phẩm được ưa chuộng bởi lý do nào? Không được ưa chuộng bởi lý do nào? Từ đó bạn mới có thể đưa ra những chiến lược bán sản phẩm phù hợp được.
Xem thêm: {Top} 5+ Laptop Giá Dưới 5 Triệu, Laptop Dưới 5 Triệu
Ngoài ra, nghiên cứu thị trường thì bạn cũng nên nghiên cứu cả những đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm với mình. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để có thể học được những kinh nghiệm tốt từ họ và có thể tránh được những sai lầm mà họ mắc phải.
Sau khi đã vạch ra mục tiêu rõ ràng, bước tiếp theo chính là thực hiện hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để có thể đạt được mục tiêu, cần suy nghĩ về chiến lược hành động mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi, chiến lược này có gì khác so với những năm trước, ưu nhược điểm ra sao,….
Sau đó, phải liệt kê chi tiết các khâu và các bước thực hiện kế hoạch bán hàng thông qua công việc hàng ngày của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến quy trình, thiết bị, nhân sự,…
Triển khai kế hoạch là việc doanh nghiệp bắt đầu triển khai những chương trình bán hàng, triển khai các chiến dịch quảng cáo, marketing, tiếp thị,… . Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên đưa ra những chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách bảo hành tốt đối với khách hàng trong khi bán hàng.

Triển khai các kế hoạch truyền thông, marketing để tăng tính phổ biến của sản phẩm
Theo dõi những phản hồi của khách hàng về sản phẩm, chính sách bán hàng, việc phục vụ bán hàng,… để có thể kịp thời đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Theo dõi doanh thu, lợi nhuận, doanh số bán ahfng theo từng tuần, tháng, quý để đánh giá mức độ thành công của kế hoạch bán sản phẩm mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Từ đó sẽ có những tổng kết, đánh giá hiệu quả của chiến lược và rút ra được những ưu và nhược điểm của kế hoạch, rút kinh nghiệm cho những lần sau này để có những kế hoạch phù hợp và hiệu quả hơn.
Vậy là chotsale.com.vn đã cùng bạn đi xây dựng 7 bước lập kế hoạch bán sản phẩm cho doanh nghiệp rồi. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có những kế hoạch bán sản phẩm hiệu quả nhất.